Hôm nay, chúng ta sẽ học về một cấu trúc liên quan đến một tính cách xấu của chúng ta. Các bạn có đoán được đó là cấu trúc gì không! Tất nhiên là đơn giản rùi đúng không, hôm nay chúng ta sẽ học cấu trúc Blame, một cấu trúc khá quen thuộc. Tuy nhiên, chưa chắc các bạn đã nắm rõ hết các cấu trúc cũng như cách sử dụng của nó đâu. Vì vậy, hãy bắt đầu ngay bài học thôi nào. Let’s go!
Bài học này sẽ gồm 4 phần chính: Định nghĩa, Cấu trúc Blame, Cấu trúc Blame mở rộng và cách phân biệt accuse of/ blame for/ fault/ mistake.
Để bắt đầu bài học, chúng ta sẽ tiến đến phần định nghĩa đầu tiên nha!
1. Định nghĩa của Blame
- Blame vừa là danh từ vừa là động từ, tùy vào từng trường hợp.
- Blame (v): đổ lỗi, trách, chê trách, trách mắng.
- Blame (n): sự đổ lỗi, sự quy trách nhiệm.
Ví dụ: Kevin was in no way to blame. ( Kevin chẳng có gì đáng chê trách cả).
Lưu ý: Khi Blame là Danh từ, ta sẽ có cấu trúc:
Lay (put) the blame (for something) on somebody: quy trách nhiệm cho ai về việc gì.
Ví dụ: Cassandra laid the blame for the accident on the driver of the bus.
(Cassandra quy trách nhiệm về vụ tai nạn cho người lái xe buýt).
Tiếp theo là một phần rất là quan trọng trong bài học ngày hôm nay!
2. Các cấu trúc Blame
2.1. Đổ lỗi vì việc gì, cái gì cho ai, cái gì, vật gì.
S + blame + N (for something)
Ví dụ: Jenny blamed the desk for hurting her feet. (Jenny đổ lỗi cho cái bàn vì đã làm chân cô ấy bị thương).
2.2. Đổ lỗi về việc gì lên đầu ai đó:
(S) + blame something + on + someone + (for something)
Ví dụ: You should not blame it on anyone. It is your fault. (Bạn không nên đổ lỗi cho bất cứ ai. Đó là lỗi của bạn).
2.3. Nhận lỗi, chịu trách nhiệm về những gì mình làm:
S + take the blame + (for something).
Ví dụ: Sarah always takes the blame for doing something wrong. (Sarah luôn nhận lỗi vì đã làm điều gì đó sai trái).
Move to the next part thôi! Chúng ta gần kết thúc bài học rồi! Cố lên!
3. Các cấu trúc Blame mở rộng
S + (only) have oneself (yourself, himself, herself,…) to blame
Chỉ có thể tự trách bản thân mình
Ví dụ: Linda only has herself to blame because she still met him in spite of her friend’s advice. (Linda chỉ có thể tự trách bản thân mình bởi vì cô ấy vẫn gặp anh ta bất chấp lời khuyên của bạn mình).
Be to blame for something
Chịu trách nhiệm cho cái gì, việc gì
Ví dụ: Luna is to blame for breaking her mother’s vase.
(Luna phải chịu trách nhiềm về việc đã làm vỡ chiếc bình của mẹ cô ấy).
IDIOM: Don’t blame me (đừng đổ lỗi/ trách cứ tôi đấy): được sử dụng khi bảo hay khuyên ai đó làm gì nhưng khi có hậu quả xấu thì muốn tránh trách nhiệm.
Ví dụ: Let’s eat that apple. If he finds out, don’t blame me.
(Hãy ăn trái táo đó đi. Nếu người ấy phát hiện thì đừng đổ lỗi cho tôi).
Ngoài ra, ta còn có một số collocations về Blame như sau:
- Take/ accept the blame: nhận lỗi, chịu trách nhiệm về mình.
- Get the blame: Bị trách móc, bị đổ lỗi.
- Share the blame: chia sẻ một phần trach nhiệm với ai đó.
- Apportion/ assign blame: chia sẻ trách nhiệm.
- Shift the blame onto someone: đổ lỗi, trách nhiệm cho ai đó.
4. Phân biệt các từ Fault/ Blame for/ Accuse of/ Mistake
4.1. Fault
- Fault là Danh từ.
- Nghĩa: lỗi, thiếu sót, khuyết điểm của người hay vật.
- Ví dụ: She said that she would still love him despite his faults. (Cô ấy nói rằng cô ấy vẫn sẽ yêu anh ta cho dù anh ta có nhiều khuyết điểm thế nào đi chăng nữa).
4.2. Blame for
- Blame vừa là danh từ, vừa là động từ.
- Nghĩa: (v): đổ lỗi, trách, chê trách, trách mắng; (n): sự đổ lỗi, sự quy trách nhiệm.
- Ví dụ: The little girl was not to blame for that bad behavior. (Cô bé không phải chịu trách nhiệm về hành vi xấu đó).
4.3. Accuse of
- Accuse of là là cụm động từ (Phrasal Verb).
- Nghĩa: kết tội
- Ví dụ: The judge accused his father of cheating. (Thẩm phán đã kết tội cha anh ta về tội lừa đảo).
4.4. Mistake
- Mistake vừa là danh từ và động từ.
- Nghĩa: (v): hiểu sai, hiểu lầm; (n): sự ngộ nhận, sai lầm.
- Mistake thường được dùng để nói một cái gì đó sai về ngữ pháp, chính tả, tính toán, quyết định của ai đó,…
- Ví dụ: Your essay has many grammar mistakes. (Bài luận của bạn mắc rất nhiều lỗi ngữ pháp).
KẾT LUẬN: Vậy là chúng ta đã đi hết 4 phần của bài học ngày hôm nay rồi. Tất cả kiến thức đều rất dễ để ghi nhớ đúng không! Nếu bạn nào chưa ghi nhớ kĩ thì hãy mở bài học này nên thường xuyên để ôn lại kiến thức nha. Và hẹn gặp lại các bạn vào những bài học tiếp theo!